Nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển bứt phá

288 Thành Đô

Nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển bứt phá.

Có thể nói rằng, 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19. Chưa kể, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung liên tục leo thang đã ảnh hưởng lớn việc hoạt động, tồn tại của nhiều doanh nghiệp.

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, buộc các tập đoàn, hãng công nghệ Mỹ và các nước khác đang tìm cách chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, để tránh hàng rào thuế quan áp đặt lên hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.

Điển hình việc hãng sản xuất thiết bị đeo tay thông minh Fitbit và thiết bị điện tử gia dụng Tile của Mỹ cho biết sẽ chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia lân cận và Việt Nam là địa điểm được đánh giá cao.

 

15 doanh nghiệp Nhật Bản chuyển nhà máy sang Việt Nam mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS Công nghiệp sau dịch Covid-19

 

Năm ngoái, hãng máy ảnh GoPro cho biết sẽ chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất sản phẩm của mình khỏi Trung Quốc để tránh các loại thuế quan có thể được áp đặt. Hồi tháng 8/2019 Inventec, hãng lắp ráp laptop cho HP, cũng cho biết sẽ chuyển dây chuyền lắp ráp các sản phẩm dành cho thị trường Mỹ khỏi Trung Quốc để tránh bị đánh thuế.

Apple cũng được cho là đang “đấu tranh” với Nhà Trắng để đưa các sản phẩm của mình tránh bị đánh thuế khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ và nếu không thành công, nhiều khả năng Apple cũng sẽ chuyển dây chuyền sản xuất của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một ông lớn khác là Google cũng được cho là sẵn sàng để chuyển nhà máy sản xuất smartphone và loa thông minh của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh bị đánh thuế sản phẩm.

Có thể dễ dàng nhận thấy, Việt Nam được coi là điểm đến lý tưởng để thu hút đầu tư của nước ngoài và chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang kiểm soát tốt đại dịch Covid-19.

Mới nhất, 15 công ty Nhật Bản sẽ chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, bao gồm 6 công ty có quy mô lớn và 9 công ty có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, có 5 công ty công nghệ chuyên sản xuất các thiết bị điện, điện tử và linh kiện ô tô.

 

Phần lớn các công ty chuyển nhà máy đến Việt Nam chuyên về sản xuất thiết bị y tế, trong đó có 5 công ty chuyên về sản xuất linh kiện thiết bị điện, điện tử và ô tô. Đáng chú ý có Hoya Corporation, công ty chuyên sản xuất linh kiện ổ cứng máy tính, sẽ đặt nhà máy cả ở Việt Nam và Lào.

Danh sách các hãng công nghệ Nhật Bản chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, bao gồm: Akiba Die Casting (Sản xuất linh kiện điện, điện tử), Fujikin (sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn), Pronics (sản xuất linh kiện máy điều hòa không khí), Hoya (sản xuất linh kiện ổ cứng), Meiko (sản xuất linh kiện thiết bị điện thoại), Yokoo (sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô)…

Rõ ràng, làn sóng dịch chuyển của nhiều thương hiệu lớn sẽ đổ bộ sang Việt Nam liên quan việc dịch chuyển chuỗi cung ứng, nhà máy sản xuất. Đây là một cú hích quan trọng cho kinh tế Việt Nam hồi phục sau giai đoạn bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 và tạo tiền đề cho sự phát triển BĐS Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

 

BĐS Công nghiệp hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam 

Nếu thu hút được dòng vốn FDI chất lượng từ cuộc dịch chuyển của các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế Việt Nam, những khu công nghiệp lớn tại miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và miền Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An sẽ trở thành những cực trọng điểm thu hút đầu tiên ở thời điểm này.

 

Riêng tại khu vực miền Trung, ba khu vực thu hút nhiều khu công nghiệp trọng điểm tại Khu công nghệ cao, khu công nghiệp Hòa Khánh… (TP Đà Nẵng), Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Khu phức hợp Chu Lai – Trường Hải (tỉnh Quảng Nam) hay Khu công nghiệp Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi)… đều có những lợi thế lớn về nhiều mặt.

Trong đó, Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được thành lập năm 1996 được quy hoạch gần 450 hecta (giai đoạn 1 đang hoạt động 150 hecta); với quy hoạch kết nối thuận lợi cho giao thương, logistic nằm tâm điểm của cụm các khu công nghiệp Miền Trung.

Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc được đánh giá là một trong những khu công nghiệp thành công nhất của Việt Nam. Hiện nay, đã đóng góp 1/5 giá trị công nghiệp và 40% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Nam.

Với việc các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhà máy về Việt Nam và Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc sẽ trở thành “điểm nóng” thu hút các nhà đầu tư, nhờ vào chi phí giá thuê và nhân công sẵn có và tương đối hợp lý cùng với hệ thống hạ tầng đồng bộ, có cảng biển kết nối giao thương toàn quốc, quốc tế một cách nhanh chóng. 

Theo đó, đã thúc đẩy lượng cầu về bất động sản lân cận các khu công nghiệp này về nhu cầu an cư sinh sống đầu tư và làm việc tại đây. Khu đô thị CANTAVIL EU là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiền nằm cạnh khu Công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc với quy hoạch gần 7,4 hecta, của chủ đầu tư Công ty TNHH BĐS Châu Âu.

Đây là dự án sẽ đáp ứng phần nào tốt nhất và hiệu quả nhất nhu cầu an cư và đầu tư cho gần 40.000 kỹ sư và công nhân đang sinh sống và làm việc tại Khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc.

 

Chuyên tư vấn BĐS Bà rịa vũng tàu: 0943167642 (zalo).

5/5 (1 Review)

Bất Động Sản Lê Oanh


Phone: 0901 463 123
Email: bds.leoanh@gmail.com
Nhận thông tin từ chúng tôi

Chat ngay